Yếu tố mất an toàn

Người lái xe

Người lái xe tốt là nhân tố quyết định đảm bảo an toàn giao thông.

Người lái xe tốt trước hết phải là người có ý thức tuân thủ luật giao thông và các nguyên tắc an toàn.

Người lái xe tốt phải biết và có đủ khả năng thực hiện các kỹ năng lái xe cơ bản.

Người lái xe tốt phải hiểu rõ các nguyên tắc an toàn khi lái xe và có khả năng phán đoán các nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình tham gia giao thông.

Phương tiện

Phương tiện giao thông tốt ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định còn phải vận hành được một cách ổn định, không xảy ra các sự cố bất ngờ trong quá trình vận hành.

Để đảm bảo phương tiện an toàn, người lái xe phải thường xuyên kiểm tra phương tiện của mình.

Đường giao thông

Đường giao thông tốt phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về thiết kế an toàn, thi công.

Đường xá phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác nhau, trong những điều kiện thời tiết, ánh sáng khác nhau và có xem xét đến thói quen giao thông của người điều khiển phương tiện.

Chuẩn bị trước khi lái

Cơ thể

Bẻ cổ tay

Đưa thẳng cánh tay ra phía trước, Bẻ mạnh cổ tay xuống dưới và lên trên. Động tác này giúp cho đỡ mỏi cổ tay. Thực hiện động tác này trước khi lái xe hoặc khi cổ tay bị mỏi do lái xe liên tục trong một thời gian dài.

Vặn người

Tay trái nắm sau gáy, tay phải nắm cùi trỏ tay trái và kéo mạnh về bên phải. Sau đó đổi tay rồi thực hiện ngược lại. Động tác này làm mềm dẻo các cơ lưng và bụng.

Gập người

Hai chân đứng rộng ngang vai, cúi gập thân người thật thấp để hai tay có thể trạm đất. Sau đó ngửa thân người ra phái sau càng nhiều càng tốt. Động tác này làm mềm dẻo các cơ lưng và bụng.

Kiểm tra xe

Cần kiểm tra hàng ngày các bộ phận thiết yếu ảnh hưởng đến vấn đề an toàn của phương tiện Kiểm tra còi

Kiểm tra đèn sau

Kiểm tra đèn trước

Đặt tay kiểm tra phanh

Nhấn xuống đo độ sâu

Kiểm tra phanh tay

Trang phục lái xe

Mũ bảo hiểm là dụng cụ bảo hộ quan trọng nhất đối với người lái xe máy. Nó bảo vệ đầu, bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể.

Trang phục lái xe và cách đội mũ bảo hiểm.

Đội mũ

Nên sử dụng mũ vừa vặn với đầu người đội

Cài quai mũ

Khi đội mũ cần phải cài quai mũ, nếu không, khi ngã, mũ sẽ văng ra ngoài và không có khả năng bảo vệ. Điều chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm là được.

Quần áo lái xe

Khi lái xe máy, phải mặc gọn gàng. Nên mặc quần và áo dài. Quần dài giúp phòng tránh các xây sát khi sử dụng xe máy, đặc biệt tránh bị bỏng khi trạm vào ống xả. Áo dài giúp người lái chống mệt mỏi khi lái xe lâu.
Giày

Khi lái xe phải đi giày. Tuyệt đối không được đi dép vì dễ làm trượt chân khi phanh hay chuyển số.

Tư thế lái xe

Đứng lên, ngồi xuống, bẻ tay lái về bên phải, bên trái

Ngồi đúng tư thế lái xe sẽ giúp người lái xe máy thuận tiện khi điều khiển và chống mỏi mệt khi lái xe trên đường dài. Cần chú ý tới 7 vị trí sau đây: xác định vị trí của hông: đứng thẳng người lên, sau đó ngồi thẳng xuống, kiểm tra lại bằng cách bẻ tay lái về hết bên phải và bên trái. Trường hợp tay bị với quá thì ngồi dịch về phía trước cho vừa. trường hợp khủy tay chống vào người thì ngồi dịch phía sau cho vừa.

Mắt

Hướng nhìn của mắt: Đầu để thẳng và mắt nhìn xa về phía trước để nhận được nhiều thông tin hơn. Khi vòng, cần nhìn xa về phía trước đường vòng.

Vai

Để thả lỏng hai vai để tránh bị mỏi khi lái xe.

Khủy tay

Để gập khủy tay và hai cánh tay song song với nhau. Thả lỏng khủy tay. Tuyệt đối không được để thẳng khủy tay vì sẽ khó điều khiển tay lái trong một số trường hợp nguy hiểm.

Đầu gối

Để đầu gối thẳng ra phía trước sao cho má trong của đùi khép nhẹ vào yên xe. Nếu là xe có bình xăng ở phía trước thì nên kẹp chặt đầu gối vào bình xăng. Việc này sẽ giúp thống nhất người lái và xe thành một khối để thuận tiện cho việc điều khiển.

Bàn chân

Để gan bàn chân lên giữa thanh để chân để khỏ bị trượt chân khi lái xe. Mũi bàn chân hướng thẳng ra phía trước phía trên cần phanh và cần số để có thể sử dụng cần phanh và số nhanh nhất. Chú ý không tì lên cần phanh và cần số khi không cần thiết vì nó có thể làm hư hỏng một số bộ phận của xe máy.

Xuất phát và Dừng xe

1. Xuất phát

Đạp phanh sau

Luôn luôn nhấn phanh sau hoặc bóp phanh trước khi chưa sẵn sàng để chạy. Việc này giúp phòng tránh những sự cố bất ngờ và để xe không bị trôi. Các thao tác

Quy trình thực hiện các thao tác khi xuất phát:

+ Khởi động máy (Cần đạp – phanh tay; Đề – phanh chân)
+ Vào số (Trong khi chân phải chống đất, tay phải bóp phanh)
+ Tăng ga

Trường hợp có người ngồi sau thì cần kiểm tra xem đã sẵn sàng chưa. Nhắc người ngồi sau nếu có động tác bất thường làm ảnh hưởng đến khả năng điều khiển.

2. Dừng

Các thao tác

Quy trình thực hiện các thao tác khi dừng:

+ Phanh từ từ (cả 2 phanh)
+ Khi xe dừng hẳn: chân trái chống đất, chân phải giữ phanh, tay phải nắm lấy tay ga.

Kỹ năng phanh khẩn cấp

Đường bình thường

Phanh đường khô

Kỹ năng phanh khẩn cấp là kỹ năng quan trọng nhất để lái xe an toàn. Bất kỳ người lái xe nào cũng cần phải thực hiện được thành thạo kỹ năng này.

Quy trình thực hiện các thao tác khi phanh khẩn cấp

+ Để xe chạy thẳng.
+ Về hết ga thật nhanh.
+ Phanh cả 2 phanh cùng một lúc
+ Phanh từ từ và tăng dần lực phanh lên tới khi dừng hẳn (Chú ý: + Nên phanh bánh trước mạnh hơn bánh sau một chút để đạt hiệu quả phanh tối đa).
+ Khi xe đã dừng hẳn: Chống chân trái xuống đất, chân phải giữ phanh.
Một số điểm cần lưu ý:
+ Không phanh nhấp vì sẽ làm quảng đường phanh (hay thời gian phanh) dài hơn.
+ Không được phanh quá mạnh ngay từ đầu vì sẽ làm khóa bánh xe dẫn tới đổ xe.
+ Khi đang chạy trong đường vòng: cần phải phanh nhẹ hơn vì xe rất dễ bị đổ. Để đảm bảo an toàn, cần giảm tốc độ và quan sát kỹ trước khi vào đường vòng.

Đường trơn, ướt hoặc cát sỏi

Khi đang chạy trên đoạn đường trơn do trời mưa hoặc mặt đường có nhiều đất cát, sỏi đá: cần phải phanh nhẹ hơn vì lực bám giữa bánh xe và mặt đường rất thấp dẫn tới khóa bánh và đổ xe.

+ Khi có người ngồi sau: Có thể phanh nhẹ hơn một chút vì nếu phanh gấp quá, người ngồi sau sẽ xô lên phía trước rất mạnh làm cho người lái không điều khiển được.